1. Nạp gas lạnh nhầm chủng loại, nạp ga kém chất lượng hoặc gas “dởm”
Gas lạnh “dỏm”, rẻ tiền, không đúng chủng loại, chất lượng, lẫn lộn lưu cữu nhiều loại gas khác nhau, chính là nguyên nhân đầu tiên gây bệnh cho lốc nén.
2. Lốc nén thiếu Dầu bôi trơn hoặc dầu không đảm bảo kỹ thuật
Lượng dầu bôi trơn cho lốc nén thiếu hụt theo thời gian; Dầu bôi trơn không đảm bảo tính năng kĩ thuật: dùng sai loại dầu, dầu bị biến chất, lẫn mạt kim loại, mất khả năng bôi trơn.
3. Lốc nén bị nóng quá, không được làm mát tốt
Do hệ thống phải hoạt động trong thời gian dài ở tình trạng thiếu nhiều Gas lạnh. Cần gọi cho đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa đến nạp gas điều hòa ngay để tránh xảy ra sự cố hỏng hóc khác.
4. Bi đầu lốc nén có lỗi kỹ thuật và bị hỏng
Bi đầu lốc nén Không được bảo dưỡng hoặc sử dụng mỡ bôi trơn không đúng chủng loại gây bị hỏng Bi.
5. Li hợp đầu lốc nén bị trượt
Mặt bích hít bị mòn hoặc cong vênh, hoặc bị căn chỉnh sai sau sửa chữa, nam châm điện đầu lốc không đủ lực hút.
6. Lốc nén luôn phải hoạt động ở chế độ tải lớn
Dàn nóng (dàn ngưng của điều hòa ô tô) bị bẩn. Quạt giải nhiệt dàn ngưng hoạt động kém hoặc khi sửa chữa thay thế quạt không đúng chủng loại, không đúng thông số kĩ thuât, lắp sai chiều quay. Hệ thống thường xuyên phải hoạt động trong tình trạng thiếu gas hoặc quá nhiều gas lạnh.
7. Hệ thống điện điều khiển máy lạnh
Bị hư hỏng hoặc đấu nối, hoàn cải không đúng dẫn tới mất khả năng tự động ngắt lốc nén khi gặp sự cố kĩ thuật.
8. Hệ thống không được bảo dưỡng kĩ thuật theo đúng định kỳ
Thường xuyên mang đến các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô để họ kiểm tra hệ thống điều hòa ô tô.
9. Sửa chữa, bảo dưỡng Điều Hòa Ô Tô không đúng kĩ thuật
Do thợ không được đào tạo chính quy, bài bản là một nguyên nhân cực kì phổ biến hiện nay.
Ý kiến bạn đọc (0)